Đặc điểm Sò lông

Sò lông có hình dạng khá giống với sò huyết nhưng lớn hơn sò huyết[7]. Hai mảnh vỏ không bằng nhau trong đó vỏ bên trái lớn hơn vỏ bên phải. Mặt ngoài vỏ, có từ 30-35 đường gờ, các đường gờ tỏa ra từ đỉnh xuống tới mép vỏ được cấu tạo bởi các vẩy xếp chồng lên nhau trông giống như ngói lợp. Da của vỏ màu nâu phát triển thành lông (nên mới gọi là sò lông). Bản lề hẹp và hướng về phía sau. Sò lớn khoảng 48 mm chiều dài, 38 mm chiều cao và 32 mm bề ngang.

Thịt sò lông (mao kham nhục) có vị ngọt, mặn, tính ấm, không độc có tác dụng bổ huyết ôn trung, kiện vị, chữa thiếu máu, huyết hư, tiêu hóa kém, đau dạ dày. Nói chung, sò lông chứa rất nhiều chất đạm, các thành phần chất dinh dưỡng giúp tăng cường sự dẻo dai và năng lượng.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sò lông http://www.britannica.com/EBchecked/topic/34878/ar... http://giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/am-thuc/3-mon... http://www.discoverlife.org/mp/20m?w=720&r=0.2&e=0... http://www.thanhnien.com.vn/doi-song/mon-ngon-tu-s... http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120624/so-long... http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130412/so-long... http://www.khuyennongvn.gov.vn/h-dhtientien/ty-phu... http://giadinh.net.vn/20100412104416799p1044c1048/... http://suckhoedoisong.vn/20100821103131128p0c60/so... http://thethaovanhoa.vn/xa-hoi/oc-nhay-dat-kin-bo-...